Sunday, September 15, 2024

12.500 years old chared fruit fragments as food remains excavated in the Hoabinhian cave of Con Mong (Thanh Hoa, Vietnam)

 

The earliest amulet in fish form made from a big bird nail, which excavated in Du Sang rock-shelter (Kim Boi, Hoa Binh, Vietnam) in ca. 18.000 years ago

 

A Bat Trang ceramic vase with special design of flutting scholar (Ceramic collection of Pham Huy Thong Museum)

 

A Dongsonian ramie cloth with colored band by indigo deyed hemp fibres

 

H'mong cloth with batik decoration (H'mong textile study)

 

DrNguyenViet.com > News > Discoveries



Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu [2/12/2013]

 

 

Từ một phát hiện mới về lá bánh trưng thời Lang Liêu

 

Nguyễn Việt

 

Mẹ tôi mất rồi, nhưng không bao giờ tôi quên những câu chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”, mẹ kể mỗi lần trước khi đi ngủ. Thuở đó tôi rất có ấn tượng với câu chuyện Lang Liêu, nhờ tài làm bánh Trưng bánh Dày mà được vua Hùng chọn làm người kế nghiệp. Vốn dĩ khi xưa tôi cũng rất thích không khí gói bánh trưng những ngày xáp tết. Ngồi cạnh mẹ, tôi cũng được tự mình gói những chiếc bánh nhỏ xíu, để khi nồi bánh chín, vớt ra, đã được nhâm nhi thưởng thức chính thành quả của mình, sau khi được mẹ tắm tất niên từ chậu nước lá mùi bốc hơi thơm nức đặt trên miệng nồi nấu bánh trưng đun bếp củi vẫn sôi ùng ục …

 

Với những kỷ niệm sâu sắc về bánh Trưng tết và Lang Liêu như vậy, khi lớn lên, trở thành một nhà khảo cổ, tôi lại may mắn khai quật được những hạt lúa nếp cổ và cả những mảnh chõ đồ xôi thời Lang Liêu nữa. Những phát hiện đó càng thôi thúc tôi tìm kiếm những chứng cứ khảo cổ học cho câu truyện cổ tích mà dường như nó chỉ biến thành sự thực trong giấc mơ của trẻ thơ, mỗi đêm nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện.

  

Từ một phát hiện mới về lá bánh trưng thời Lang Liêu

 

Nguyễn Việt

 

Mẹ tôi mất rồi, nhưng không bao giờ tôi quên những câu chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”, mẹ kể mỗi lần trước khi đi ngủ. Thuở đó tôi rất có ấn tượng với câu chuyện Lang Liêu, nhờ tài làm bánh Trưng bánh Dày mà được vua Hùng chọn làm người kế nghiệp. Vốn dĩ khi xưa tôi cũng rất thích không khí gói bánh trưng những ngày xáp tết. Ngồi cạnh mẹ, tôi cũng được tự mình gói những chiếc bánh nhỏ xíu, để khi nồi bánh chín, vớt ra, đã được nhâm nhi thưởng thức chính thành quả của mình, sau khi được mẹ tắm tất niên từ chậu nước lá mùi bốc hơi thơm nức đặt trên miệng nồi nấu bánh trưng đun bếp củi vẫn sôi ùng ục …

 

Với những kỷ niệm sâu sắc về bánh Trưng tết và Lang Liêu như vậy, khi lớn lên, trở thành một nhà khảo cổ, tôi lại may mắn khai quật được những hạt lúa nếp cổ và cả những mảnh chõ đồ xôi thời Lang Liêu nữa. Những phát hiện đó càng thôi thúc tôi tìm kiếm những chứng cứ khảo cổ học cho câu truyện cổ tích mà dường như nó chỉ biến thành sự thực trong giấc mơ của trẻ thơ, mỗi đêm nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện.

 

 

 

Từ một phát hiện mới về lá bánh trưng thời Lang Liêu

 

Nguyễn Việt

 

Mẹ tôi mất rồi, nhưng không bao giờ tôi quên những câu chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”, mẹ kể mỗi lần trước khi đi ngủ. Thuở đó tôi rất có ấn tượng với câu chuyện Lang Liêu, nhờ tài làm bánh Trưng bánh Dày mà được vua Hùng chọn làm người kế nghiệp. Vốn dĩ khi xưa tôi cũng rất thích không khí gói bánh trưng những ngày xáp tết. Ngồi cạnh mẹ, tôi cũng được tự mình gói những chiếc bánh nhỏ xíu, để khi nồi bánh chín, vớt ra, đã được nhâm nhi thưởng thức chính thành quả của mình, sau khi được mẹ tắm tất niên từ chậu nước lá mùi bốc hơi thơm nức đặt trên miệng nồi nấu bánh trưng đun bếp củi vẫn sôi ùng ục …

 

Với những kỷ niệm sâu sắc về bánh Trưng tết và Lang Liêu như vậy, khi lớn lên, trở thành một nhà khảo cổ, tôi lại may mắn khai quật được những hạt lúa nếp cổ và cả những mảnh chõ đồ xôi thời Lang Liêu nữa. Những phát hiện đó càng thôi thúc tôi tìm kiếm những chứng cứ khảo cổ học cho câu truyện cổ tích mà dường như nó chỉ biến thành sự thực trong giấc mơ của trẻ thơ, mỗi đêm nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện.

 

 

 

 

 

Trống đồng Đông Sơn và mảng lúa nếp nương râu in trong lòng trống (CQK-collection)

 

 

 

 

 

Hai ảnh bên trái là lúa hạt dài và lúa nếp hạt tròn khai quật được ở hang Xóm Trại (Hòa Bình). Ảnh còn lại là lúa nếp khai quật ở khu mộ táng Đông Sơn Động Xá (Hưng Yên)

 

Trên quan điểm khoa học, thì câu chuyện Lang Liêu làm bánh vẫn chỉ là huyền thọai. Huyền thoại luôn như những màn khói bao trùm mỗi không gian sinh tồn tộc người. Nhưng cũng tồn tại một nguyên lý khoa học của chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian, đó là “không có lửa thì không có khói”. Màn khói huyền thoại tuy không phải là sử liệu thật, nhưng bao giờ nó cũng bắt nguồn từ một sự thực lịch sử nào đó. Đó chính là cái lõi “lửa” đã tạo nên màn khói huyền thọai đó. Thế rồi, việc phát hiện từng hạt lúa nếp, mảnh chõ khảo cổ và giờ đây cả những chiếc lá dong còn khá nguyên vẹn in hình trong chiếc nồi đồng thời Đông Sơn Âu Lạc đã giúp chúng ta vén dần màn khói huyền thọai về sự tích Lang Liêu và Bánh Trưng Bánh Dày để nhận chân lịch sử dân tộc từ hai, ba ngàn năm trước.

 

Nói đến Bánh Trưng, Bánh Dày cũng tức là nói về việc sử dụng lúa nếp từ rất sớm của người Việt cổ. Quả thực, muộn nhất là từ 3500 năm trước, lúa trồng (Oriza Sativa) có dạng hạt bầu (large form) giống lúa nếp dính  (gloutinous rice) đã tìm thấy phổ biến ở nhiều di tích khảo cổ học Việt Nam. Đến thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đại diện cho phát triển đỉnh cao của văn minh Văn Lang – Âu Lạc gắn với các đời  Hùng Vương và An Dương Vương thì lúa nếp đã trở thành một nguồn thức ăn phổ biến, đặt nền móng cho tập tục dùng lúa nếp như một loại hình thức ăn lễ nghi dành cho tổ tiên và thần thánh của người Việt và nhiều dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam hiện nay.  Ngoài dạng lúa nếp hạt bầu râu ngắn các nhà khảo cổ học còn ghi nhận dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng một trống đồng Đông Sơn khai quật được ở miền tây Thanh Hóa. Trên nền tảng văn hóa khảo cổ có thực đó, sự tích Lang Liêu và Bánh Trưng đã ra đời. Việc các nhà khảo cổ của Trung Tâm Tiền sử Đông Nam Á vừa phát hiện dấu in của một chiếc lá dong còn nguyên vẹn và tươi tắn càng làm “tươi” thêm sự thực Bánh Trưng từ trên 2000 năm nay.

 

Hình dưới đây là nguyên trạng phát hiện khảo cổ học thú vị nói trên. Đó là một chiếc nồi đồng khai quật được ở Làng Vực (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) thuộc phong cách Đông Sơn Âu Lạc[1] có thể định tuổi vào khoảng thế kỷ 1-2 trước Công nguyên. Trong lòng chiếc nồi đó in dấu rất nhiều lá dong ở tình trạng lót nồi. Đó là những hình lá dong nằm phẳng ở tư thế nguyên chiếc bao quanh đáy và cạnh nồi. Nhờ ô xuýt đồng từ lớp gỉ của nồi mà chiếc lá được giữ nguyên trạng, thậm chí có màu xanh như những chiếc lá còn tươi. Phục nguyên chiếc lá còn nguyên vẹn nhất, ta thấy nó có độ dài khoảng trên 30cm rộng khoảng 15cm. So sánh độ lớn và cấu trúc nhánh lá có thể nhận biết được lá thuộc họ dong riềng (Cannaceae). Loài cây này được xem như một dạng cây bản địa mọc hoang dại và được ươm trồng từ nhiều ngàn năm nay ở Việt Nam và Đông Nam Á cổ đại. Cho đến nay, cây rong riềng vẫn được coi như một loại cây cho bột, cho lá dễ trồng, năng xuất cao, có thể giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng dân tộc miền núi nước ta.



[1]Văn hóa Đông Sơn được phân định khảo cổ từ khoảng 2800 đến 1800 năm cách ngày nay. Tuy nhiên, nghệ thuật Đông Sơn thể hiện trên đồ đồng lễ nghi của nền văn hóa này xuất hiện chủ yếu từ 2400 - 2500 năm trở về sau. Thời gian đó bao gồm hai giai đoạn mà ở đây chúng tôi đặt tên là Đông Sơn Âu Lạc (thế kỷ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 trước Công nguyên) và Đông Sơn Giao Chỉ (thế kỷ 1 trước Công nguyên  đến khoảng thế kỷ 3 sau Công nguyên).

 

 

 

 

 

Vết in chiếc lá dong bên trong nồi đồng Đông Sơn (hình trên)

 và nguyên trạng phóng đại của nó (hình dưới).

 

Việc sử dụng lá dong riềng trong các nhóm cư dân tiền sử săn bắt hái lượm ở Đông Nam Á cổ đại hẳn không có gì xa lạ. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng chứng thật của lá dong riềng trong khung cảnh khảo cổ học giúp khẳng định niên đại muộn nhất của việc sử dụng lá dong riềng trong đời sống bếp núc quý tộc ở Việt Nam là từ khoảng thế kỷ thứ 1-2 trước Công nguyên.

Cảm giác của tôi thật bồi hồi không sao kể xiết khi lần đầu gặp một hiện tượng khảo cổ kỳ thú đến như vậy. Vốn là một người làm công tác khảo cổ học và nghiên cứu các văn hóa cổ truyền, sau mỗi lần đặt lại mảnh nồi đồng còn in hình lá dong trở lại tủ kính của Bảo tàng Phạm Huy Thông[1] tôi như lại thấy hình ảnh Lang Liêu đang ở rất gần. Từ phát hiện khảo cổ về lá dong, năm nay, Chi nhánh của Bảo tàng Phạm Huy Thông đặt tại thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) sẽ tiến hành một lễ hội cổ truyền nội bộ,  nằm trong nội dung nghiên cứu về truyền thống làm bánh trưng của người Việt cổ. Lễ hội sẽ bắt đầu từ sau lễ Ông Công -  Ông Táo với việc cắt lá từ những cây dong riềng trên vùng núi cao Đồi Thung – Thượng Tiến ở Kim Bôi (Hòa Bình), chuẩn bị lúa nếp từ Mường Vang (Lạc Sơn, Hòa Bình) và Mộc Châu (Sơn La), thịt lợn Mường và nước lá mùi từ tỉnh Hòa Bình. Một chiếc vạc đồng bốn quai đời nhà Lang ở tỉnh Hòa Bình cũng được sử dụng để nấu bánh. Những chiếc bánh đầu tiên sẽ được dâng lên các Vua Hùng và Lang Liêu để ghi nhận công đức của người xưa.   



[1]Phạm Huy Thông (1916-1988) là tên vị Giáo sư, Viện sĩ đã đặt nền móng cho nền khảo cổ học hàn lâm của nước ta. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khảo cổ học Việt Nam. Để ghi nhận đóng góp của Ông đối với khảo cổ học nước nhà Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á từ năm 2001 đã thành lập Bảo tàng Phạm Huy Thông  lưu giữ và trưng bày bút tích của Ông cũng như những hiện vật, bản thảo liên quan đến Ông và ngành Khảo cổ học nước nhà. Đây cũng là nơi lưu giữ các hiện vật khảo cổ do Trung tâm sưu tầm, nghiên cứu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khảo cổ học ứng dụng ở trong và ngoài nước.

 

 

 

 

 


Bảo tàng Phạm Huy Thông (hình trái)

và hình ảnh một phụ nữ Yên Giang đang gói bánh Lang Liêu

 

Ghi chú : Đúng lịch trình, sáng ngày 27 tết, vườn sau của tòa nhà Bảo tàng Phạm Huy Thông rộn tiếng của chị em phụ nữ và các em nhỏ Yên Giang quanh bàn gói bánh do chị Tuyết và chị Nhàn phụ trách. Những chiếc lá dong rừng do anh Điện mang từ Kim Bôi về tươi tắn, xanh ngắt đã được lau rửa sẵn từ đêm hôm trước làm nổi bật màu trắng của gạo nếp và vàng xậm của đỗ xanh. Đám đàn ông thì bận rộn nốt với việc quét sơn, dọn nhà, dựng bếp, xếp củi. Chiếc sanh đồng bốn tai nhà Lang Mường được hai trai làng lực lưỡng khiêng ra, kèm theo là một chiếc chiêng đồng lớn dùng làm nắp đậy. Mọi thứ đã sẵn sàng. Chính giờ Ngọ, anh Nguyễn Hồng Kỳ, quản thủ Bảo tàng làm lễ xếp bánh, nổi lửa. Bếp lửa chất bằng những gộc cây lớn cháy suốt 12 giờ đồng hồ. Anh chị em cán bộ Bảo tàng chia nhau luân trực. Giờ Tý kết thúc, 1 giờ đêm lửa, được rút ra để lại bếp than hồng. Mọi người tắm gội nước lá mùi thơm rực. Bắt đầu giờ Sửu, những chiếc bánh đầu tiên được một cô gái mệnh Sửu vớt khỏi nồi, nhúng và rửa nhanh qua nước lạnh cho róc ráo rồi đưa vào bàn ép.  Đám trẻ háo hức tranh phần những chiếc bánh chưng nhỏ xíu nhiều hình vuông, méo do chính tay chúng gói. Sáng sớm ngày 28, sau khi kiểm tra bánh đã ép kiệt và nguội hắn, mọi người chọn một cặp bánh đưa lên cùng thắp hương với mảnh nồi đồng Đông Sơn còn lưu hình chiếc lá thời Lang Liêu ở bàn thờ Đất Trời – Tổ Tiên mới được xây dựng ở trước chính sảnh Bảo tàng.  

 

 

 

 

 

OTHERS NEWS



[7/8/2014] Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)

[7/8/2014] Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông

[7/8/2014] Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014)

[5/13/2014] Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)

[6/10/2013] Tau dam

[2/13/2013] Viet cho Xuan Quy Ty

[7/2/2012] Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[6/18/2012] Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden

[6/17/2012] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"

[6/17/2012] Mai An Tiem

[6/17/2012] The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)

[6/17/2012] Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

[5/30/2012] Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà

[4/17/2012] Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)

[8/23/2011] Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa

[8/18/2011] Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn

[5/26/2010] Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm

[5/26/2010] Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao

[1/11/2010] Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ

[1/11/2010] Tượng đồng Trần Hưng Đạo

[1/11/2010] Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn

[3/15/2009] Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace

[1/20/2009] Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)

[1/7/2009] Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[10/27/2008] Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)

[10/1/2008] Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.