Sunday, September 15, 2024

Studing in a bronze casting workshop in Lang Rong (Van Lam, Hung Yen)

 

Hmong girls in ceremonial costums in Sa Pa (Lao Cai, Viet Nam)(Hmong Textile Study)

 

The detail of 4th picture : A Dongsonian ramie cloth with colored band by indigo deyed hemp fibres

 

The most famous hoabinhian cave of Xom Trai (Lac Son, Hoa Binh, Vietnam)

 

Studio via modern X-ray film to controle relationship between facial sorf tissues and facial bone (Project : Facial reconstruction for prehistoric human skulls)

 

DrNguyenViet.com > Articles >



Đai hội Khảo cổ học Thế giới (WAC-06) [10/1/2008]

 

Đại hội Khảo cổ học thế giới lần thứ 6 (WAC-6) tại Dublin (Ireland)

Nguyễn Việt
 

WAC là một tổ chức khoa học quốc tế phi chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập từ năm 1986 với tên đày đủ là World Archaeology Congress. Sau kỳ Đại Hội lần thứ 2 (WAC-2) vào năm 1988, đến nay, cứ 4 năm một lần, các nhà khảo cổ học trên toàn cầu lại định kỳ họp mặt. Năm nay, Đại Hội được các nhà khảo cổ học Ireland đăng cai, tổ chức tại trường Đại học Dublin (UCD), thủ đô nước Cộng hoà Ireland - một đảo quốc lớn nằm cạnh về phía tây nước Anh. Từ ngày 29-6 đến 4-7-2008, tại toà Đại sảnh của toà nhà O’Reilly Hall và gần 100 giảng đường của toà nhà Newman Building thuộc Đại học Dublin đã tụ hội gần hai ngàn nhà khoa học của gần 80 nước trên toàn thế giới hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến khảo cổ học. Dù ở nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, họ đều là thành viên của tổ chức khảo cổ học lớn nhất thế giới. Trong số đó, đông đảo nhất là đại biểu của Anh, Ireland và Mỹ (mỗi nước trên 300 đại biểu), sau đó là Úc với 133 đại biểu. Còn lại, những nước có đội ngũ khảo cổ học cũng có tiếng là hùng mạnh như Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Italia, Nhật, Trung Quốc, Mexico... tham dự với số lượng mỗi đoàn trên dưới 30 đại biểu. Đại biểu các nước Đông Nam Á đến tham dự với số lượng thành viên khiêm tốn nhất (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia mỗi nước 1 đại biểu, Philippin và Indonesia mỗi nước 2 đại biểu). TS Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á là thành viên người Việt Nam đã tham dự Đại Hội lần này.

Theo truyền thống, Đại Hội tổ chức các nội dung chuyên đề thảo luận không theo khu vực và thời đại mà theo các vấn đề học thuật thời sự có liên quan đến khảo cổ học toàn cầu trong 4 năm vừa qua, trong đó nổi bật nhất là các vấn đề như : Kỹ năng và năng lực khai thác, phản ánh của các loại hình tư liệu khảo cổ học hiện đại đối với nhu cầu khoa học và đời sống hiện tại; Mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng bề mặt đất với khảo cổ học; những nghiên cứu phát hiện mới của Khảo cổ học Nghệ thuật ; Khảo cổ học Môi trường và Nhân sinh, Khảo cổ học đất ướt; Khảo cổ học táng tục, Địa khảo cổ, Khảo cổ học trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Khảo cổ học thực dân và khảo cổ học bản xứ ... Trong 4 ngày liên tục, các đại biểu đã đăng ký sẽ trình bày bài của mình trong khoảng 10 phút tại mỗi tiểu ban và thời gian dành cho thảo luận là 5 – 10 phút tiếp theo. Với tư cách chủ nhà, các nhà khảo cổ và bảo tàng học Ireland đã tổ chức rất hoành tráng và đa dạng các hoạt động bên lề Đại Hội, như các cuộc tham quan nhằm giới thiệu thành tựu khảo cổ, bảo tàng và các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá. Những nghiên cứu thực nghiệm như đúc đồng, đẽo đá, khắc vẽ bích họa, làm gốm, chế sợi, dệt vải, thuộc da nguyên thuỷ cũng được tổ chức ngay xung quanh các gian hội thảo. Khách tham dự Đại Hội có thể trực tiếp thực hành các hoạt động đó. Đây cũng là dịp để các Tạp chí và các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới chuyên về Khảo cổ, Bảo tàng học và các ngành liên quan, các công ty dịch vụ khảo cổ học ( C14, thiết bị đo lường, phân tích...) phô diễn, quảng cáo các hoạt động và chào bán các sản phẩm của mình.

Đại Hội thực sự là nơi gặp gỡ của các nhà khảo cổ học trên toàn thế giới. Nhờ kinh nghiệm tổ chức, mỗi người tham dự Đại Hội có đủ tiện nghi ăn nghỉ và hoạt động khoa học. Internet trong toàn phạm vi nhà trường được cấp mã số truy cập tự do cho mỗi đại biểu. Họ có thể làm việc hoặc truy cập mạnh bất kỳ lúc nào trên hàng trăm máy đặt quanh các sảnh đường hoặc trên máy tính cá nhân sách tay. Các nhu cầu in ấn tài liệu, dịch thuật đều được sẵn sàng phục vụ nhờ mạng lưới 200 tình nguyện viên mặc áo T-Shirt đồng phục màu xanh lá cây in biểu trưng Đại Hội. Ngoài các chuyên đề khoa học thảo luận theo các tiểu ban, Đại Hội tổ chức rất nhiều diễn đàn xen kẽ nhằm giải quyết dân chủ những vấn đề nóng bỏng nhất, như bảo vệ di sản, khảo cổ học lý thuyết, vấn đề tôn giáo tộc người, hoà bình chiến tranh tác động đến khảo cổ học, hình thức cải tiến tổ chức Đại Hội. Các buổi tối cũng là dịp các đại biểu có thể tiếp tục gặp gỡ trao đổi trong không khí tự do của các tiệc đứng do Nhà trường, Thành Phố và Ban tổ chức Đại Hội chủ trì. Lãnh đạo Nhà nước Ireland và chính quyền Thành Phố Dublin cũng tỏ rõ lòng mến khách và trách nhiệm với công tác Khảo cổ học và bảo vệ Di sản toàn cầu. Chủ tịch nước Ireland, bà Mary McAleese là người nhận bảo trợ Đại Hội và đã trực tiếp đến phát biểu trong phiên bế mạc Đại Hội, ngày 4.7.2008.

Kết quả khoa học trình bày và thảo luận trong Đại Hội sẽ được biên soạn thành hàng trăm công trình sách hay chuyên đề tạp chí trong hệ thống xuất bản của World Archaeology Congress. Với sự đóng góp của các đại biểu và sự hỗ trợ của các chính phủ, các công ty, tổ chức xã hội, từ thiện và các nhà hảo tâm, quỹ của WAC ngày càng lớn mạnh, cho phép giúp đỡ một cách thiết thực nền khảo cổ của các nước đang phát triển dưới dạng tài trợ nghiên cứu, tham dự hội thảo, huấn luyện, tài liệu sách vở và đồng tổ chức mạng lưới hỗ trợ quốc tế. Chỉ tính riêng số tiền WAC hỗ trợ cho các đại biểu từ các nước thu nhập thấp tham dự Đại Hội lần này đã lên đến trên dưới 1 triệu USD.  Những thành tựu khoa học mới nhất từ WAC-6 chắc chắn sẽ giúp soi sáng và thúc đảy sự phát triển của ngành Khảo cổ học Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Tôi tham dự Hội nghị với tư cách người đọc báo cáo khoa học tại tiểu ban „Forest as Artifact“ – Tư liệu khảo cổ học rút ra từ việc nghiên cứu khai thác rừng nguyên thuỷ. Tiểu ban này tập hợp nhóm các nhà nghiên cứu dân tộc cổ thực vật học trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực này trên toàn thế giới, trong đó những báo cáo về nghiên cứu starch (cổ tinh bột học) và macro botany (tàn tích thực vật khảo cổ) được đặc biệt chú ý. Báo cáo của tôi có nhan đề : „Archaeological and ethnobotanical records of Canarium in Vietnam and Southeast Asia“ ( Tư liệu khảo cổ và dân tộc thực vật học về Trám ở Việt Nam và Đông Nam Á)nhằm vào việc nghiên cứu sự xuất hiện của quả Trám trong các bữa ăn tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á, đồng thời thông qua nghiên cứu cổ dân tộc thực vật học (PalaeoEthnoBotany) chỉ ra khả năng một hình thức trồng trọt sơ khai trong tiến trình khai thác thức ăn thực vật rừng của cư dân nguyên thuỷ Việt Nam và Đông Nam Á. Nguyên văn bài viết có thể tham khảo trong website của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (www.drnguyenviet.com).

 

 

OTHERS ARTICLES



[12/16/2019] 越南早期汉文字的铭文(Early Han Inscriptions in Vietnam)

[12/16/2019] MINH VĂN CHỮ HÁN SỚM Ở VIỆT NAM

[8/13/2011] Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng

[8/13/2011] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn

[8/13/2011] Yên Bái - Vùng đất của những thạp đồng Đông Sơn lớn nhất và đẹp nhất

[8/29/2010] Ly's name of Giao Chỉ during Han Age

[1/11/2010] Khảo sát dòng họ Lý từ khởi nguồn đến Lý Công Uẩn

[1/10/2010] Những người dân xa xứ đã từng hiến đất mở rộng kinh thành Thăng Long ở TK 15

[10/26/2008] Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà

[10/20/2008] Âu Lạc và Giao Chỉ - một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

[10/3/2008] Triệu Đà

[10/1/2008] Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng

[8/7/2008] ArchaeoEthnobotany records of Canarium in Vietnam and in SEA

[8/7/2008] Hoabinhian Macro Botany

[8/6/2008] Archaeology of Death in Vietnam

[8/6/2008] Homeland of the HoaBinhian in Vietnam

[8/6/2008] Hoabinhian Food Strategy in Vietnam

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.