Thursday, March 28, 2024

The Dongson man with war axe on his shultern as handle of a bronze dagger of 2300 years old.

 

The earliest evidence for the beginning of fine art in Vietnam : 18.000 years ago in the hoabinhian sediment of Xom Trai cave (Lac Son, Hoa Binh)

 

Studing in a bronze casting workshop in Lang Rong (Van Lam, Hung Yen)

 

The earliest amulet in fish form made from a big bird nail, which excavated in Du Sang rock-shelter (Kim Boi, Hoa Binh, Vietnam) in ca. 18.000 years ago

 

The Dongsonian ramie cloth weaving pattern in detail

 

DrNguyenViet.com > Articles >



Những người dân xa xứ đã từng hiến đất mở rộng kinh thành Thăng Long ở TK 15 [1/10/2010]

 

 Thăng Long – Hà Nội cần ghi ơn những người đã hiến đất
mở rộng kinh thành hồi thế kỷ 15


Nguyễn Việt

 
Câu chuyện diễn ra ở vùng đất làng Kim Liên cũ khoảng những năm đầu thế kỷ 15. Vốn dĩ tại vùng đất nhiều đầm hồ ven sông Tô cổ này xuất hiện dần những vùng đất cao hình thành do các triền sông cổ. Từ thời văn hóa Phùng Nguyên, tức cách nay khoảng gần 4000 năm đã từng ghi dấu khai thác của con người ở đây.

Số là trong khi khai quật Đàn Xã Tắc (khu vực hiện bảo tồn ở gần ngã ba Ô Chợ Dừa) các nhà khảo cổ đã phát hiện trên nền đất phù sa cổ một số rìu đục và vòng trang sức bằng đá nephrite mài bóng toàn thân. Những đồ đá kiểu Phùng Nguyên này cũng đã từng tìm được ở phía hạ lưu sông Tô, sông Nhuệ như địa điểm Gò Cây Táo (Triều Khúc, Thanh Xuân), Văn Điển (Thanh Trì)… Vì thế việc tìm thấy dấu tích mộ thời Bắc thuộc ở đây cũng như việc nhà Lý khi về Thăng Long đã chọn một gò cao trong vùng để lập Đàn Xã Tắc thờ cúng cầu mong đất trời phù hộ mùa màng ở phía nam kinh thành cũng là một điều dễ hiểu. Đến thời nhà Lê, vùng đất này đã khá sầm uất, gồm những làng làm nông, đánh cá và đan lát thủ công nghiệp. Tên đất Kim Liên (hoa sen vàng) đã hình thành từ thuở đó gắn bó với những đầm hồ còn chi chít trong vùng, như hồ Văn Chương, Đống Đa, hồ Bảy Mẫu, Ba Mẫu …

Do nhu cầu phát triển kinh thành, khi đó chủ yếu nhắm vào hướng nam Thăng Long, Nhà Lê chủ chương mở rộng vùng Kim Liên thành một trung tâm văn hóa, tâm linh mới của kinh thành với quần thể gồm Văn Miếu, Đàn Xã Tắc, Đàn Nam Giao, đài chiêm tinh (Khâm Thiên)… Nhu cầu đó đòi hỏi di một số dân cư trong vùng đất Kim Liên dành đất cho các công trình xây dựng. Chuyện di dời dân lấy đất phục vụ triều đình thời xưa không phải là chuyện lạ kỳ hay hiếm hoi gì. Nhưng sẽ rất đáng nói khi ngẫu nhiên chúng ta phát hiện được rằng những người dân dâng hiến đất cho việc xây dựng ở kinh thành thời đó đã đi đâu và rồi họ sinh tồn phát triển thế nào. Trường hợp dân làng Kim Liên hiến đất hồi thế kỷ 15 là một trong số rất ít trường hợp mà chúng ta có thể lần tìm được nơi họ đến và lịch sử tồn tại phát triển của họ.

Từ lâu, vùng đất thuộc đảo Hà Nam huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã tồn tại một lễ hội rất độc đáo vào đầu năm, đó là lễ hội Tiên Công. Lễ hội tiên công là một phong tục phổ biến ở những làng cổ ven biển, gắn với ca ngợi công đức của những tiên tổ khai đất lập làng. Nhưng nếu so sánh lễ hội tiên công ở Yên Hưng với những nơi khác chúng ta có thể nhận ra ngay khác biệt của những kiểu tiên công không bình thường. Một trong những nội dung chính của Lễ Hội Tiên Công là màn rước các bô lão. Những người nhiều tuổi trong các dòng họ được chọn lựa rất kỹ càng cả về dung nhan, sức khỏe, tài năng và nhất là đức độ. Các cụ già cao niên đó được chọn đại diện cho từng dòng tộc trở thành vai chính trong lễ hội. Họ được ăn mặc, tô điểm rất sang trọng và sẽ trở thành niềm tự hào cho dòng họ nếu thể hiện được sự cao sang, đẹp lão hơn các dòng họ khác. Đám con cháu vây đưa đằng sau trong lễ hội càng đông và càng danh giá bao nhiêu sẽ càng làm tôn vinh thêm cho cụ già đại diện dòng tộc mình. Trong dòng lễ rước, các cụ được kiệu trên các ngai hay võng che ô lộng rất rực rỡ, tư thế tự hào, phô trương phảng phất vẻ cao sang của phong cách tỉnh thành. Đặc biệt là những con long mã làm cốt lõi cho các mâm cúng được đua tết bằng những cây quả, hoa lá đẹp lộng lẫy và cầu kỳ như gợi lại tài hoa một thuở ở xứ kinh thành mà hiếm có vùng nông thôn nào có thể sánh được. Sự thành công đua tranh của các dòng tộc trong đám rước Tiên công cũng một phần dựa vào vẻ đẹp hào hoa và sự hoành tráng của các con long mã bằng hoa quả đó.

Tôi đã bất chợt nhận ra nét đặc thù đó trong dịp được Phòng Văn hóa huyện Yên Hưng mời tham dự lễ hội Tiên Công vào đầu xuân năm 2006. Và điều rất may mắn nữa là tôi đã được tiếp xúc với những bia ký, gia phả, thần phả trong vùng. Trong đó đáng kể nhất là bia đá có niên đại Hồng Đức ghi nhận công lao lấn biển mở đất của 17 vị tiên công và bằng chứng cấp đất cho những chủ làng mới trên đảo. Đồng thời văn bản ghi chép lịch sử tiên công dưới dạng thơ vè, trong đó ghi rõ tiên công từ vùng Kim Liên ở Thăng Long đã hiến đất cho triều đình mở rộng kinh thành, cùng gia quyến đi thuyền xuôi dòng sông Hồng, qua sông Luộc về phía vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh hiện nay. Nơi tập kết chính là bãi đảo Hà Nam, nơi mà chưa đày hai trăm năm trước đã diễn ra trận chiến oanh liệt Bạch Đằng chiến thắng quân Nguyên. Khi các Tiên công đầu tiên từ Thăng Long cập bến thuyền, đa phần diện tích Hà Nam còn ngập mặn và hoang vu.

Theo tài liệu bi ký, số dân đảo Hà Nam khi các tiên công lập làng ở nửa sau thế kỷ 15 mới chừng 500 người. Chỉ trong vòng hơn 500 năm sau, vào đầu thế kỷ 21, dân số Hà Nam đã lên đến trên dưới 50.000 người, trở thành một trong số lực lượng nòng cốt của tỉnh Quảng Yên thời trước cũng như của huyện Yên Hưng bây giờ. Nhiều dòng họ hiện nay ở đảo Hà Nam vẫn nhớ gốc tổ mình ở vùng Kim Liên hay Đầm Sét đất Thăng Long xưa, đã nhiều lần tổ chức về Hà Nội tìm, chắp nối lại dòng họ cũ.

Thực hiện tâm nguyện của các thế hệ con cháu, di duệ tiên công gốc Thăng Long xưa ở Hà Nam, cán bộ Phòng Văn hóa huyện Yên hưng đã có lần viết thông tin này trên báo chí và được Thông tấn xã Việt Nam phát lại. Bản thân tác giả bài viết này cũng đã có lần trao đổi trực tiếp với đồng chí chủ tịch Quận Đống Đa, gợi ý nên ghi nhận và tuyên dương tấm gương hiến đất vì việc công của tiên tổ người làng Kim Liên xưa, nhất là trong thời buổi việc giải phóng mặt bằng vì lợi ích chung đang gặp rất nhiều khó khăn. Thiết nghĩ, Thăng Long – Hà Nội đang rảo bước từng ngày đến lễ hội ngàn năm sẽ không quên mời đón di duệ của những tiên tổ từ hơn năm trăm năm trước đã từng hiến đất cho Thăng Long đi mở cõi ở vùng đất mới, như việc lãnh đạo và nhân dân Hà Nội vẫn nhớ về những công dân, họ hàng của mình trên vùng đất Lâm Đồng hiện tại.

 

 

OTHERS ARTICLES



[12/16/2019] 越南早期汉文字的铭文(Early Han Inscriptions in Vietnam)

[12/16/2019] MINH VĂN CHỮ HÁN SỚM Ở VIỆT NAM

[8/13/2011] Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng

[8/13/2011] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn

[8/13/2011] Yên Bái - Vùng đất của những thạp đồng Đông Sơn lớn nhất và đẹp nhất

[8/29/2010] Ly's name of Giao Chỉ during Han Age

[1/11/2010] Khảo sát dòng họ Lý từ khởi nguồn đến Lý Công Uẩn

[10/26/2008] Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà

[10/20/2008] Âu Lạc và Giao Chỉ - một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

[10/3/2008] Triệu Đà

[10/1/2008] Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng

[10/1/2008] Đai hội Khảo cổ học Thế giới (WAC-06)

[8/7/2008] ArchaeoEthnobotany records of Canarium in Vietnam and in SEA

[8/7/2008] Hoabinhian Macro Botany

[8/6/2008] Archaeology of Death in Vietnam

[8/6/2008] Homeland of the HoaBinhian in Vietnam

[8/6/2008] Hoabinhian Food Strategy in Vietnam

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.