Friday, March 29, 2024

The earliest evidence for the beginning of fine art in Vietnam : 18.000 years ago in the hoabinhian sediment of Xom Trai cave (Lac Son, Hoa Binh)

 

The first pebble tool with a narrow and curved polished edge. The tool is collected in the rock-shelter Du Sang (Hoa Binh, Vietnam)

 

Vegetable remains excavated in 2100 years old Dong Xa burial field of the Dong Son culture (Kim Dong, Hung Yen, Vietnam)

 

Hemp (Canabis) study (Project : Ancient Textile in Vietnam)

 

Skull at Bach Dang poles excavation

 

DrNguyenViet.com > News > Discoveries



Về lúa cổ Thành Dền nảy mầm [5/26/2010]

 

Một số ý kiên xung quanh
“Những hạt thóc khảo cổ nảy mầm”

TS Nguyễn Việt
Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á

Tôi đang có dịp thăm và làm việc tại một Trung tâm Bảo quản Gỗ, Vải và Các vật chất hữu cơ Khảo cổ lớn vào loại nhất trên thế giới ở Goteborg (Thụy Điển), được đọc tin trên mạng và được nhiều đồng nghiệp, bạn bè trao đổi. Vốn cũng là một nhà khảo cổ từng chuyên nghiên cứu về cây lúa và lịch sử trồng lúa sớm ở Việt Nam và khu vực, cũng như đang đi sâu vào nghiên cứu các điều kiện môi trường khảo cổ học, xin có một số suy nghĩ như sau.

Trên thế giới đã từng có chuyện thật : Voi mamus bị tụt xuống hố băng loãng sau đó được ướp trong băng tuyết có thể từ hàng vạn năm. Những cư dân Eskimo ở bắc cực khi phát hiện, vẫn sẻ thịt tươi ăn được. Những côn trùng từng bị nhựa thông chảy qua ướp sống bên trong, sau hàng vạn, triệu năm hóa đá (mã não). Con vật không sống lại được, nhưng các tế bào của xác con vật ướp trong mã não đó vẫn giúp các nhà sinh học nghiên cứu sự sống dương thời. Người thợ săn Oetxi sống cách chúng ta 6000 năm đã bị thương trên vùng núi tuyết tan nằm giữa biên giới Áo – Italy. Xác của anh ta sau đó đã bị tuyết vùi mãi đến cách đây chừng 20 năm mới được xuất lộ. Da thịt từ sáu ngàn năm trước vẫn đủ “tươi” để nhận ra những vết xăm chàm bên sườn và có thể giải phẫu tử thi pháp y. Không chỉ trong băng tuyết hay trong mã não, ở những môi trường yếm khí mà vi sinh vật không phát triển như ở đầm lầy, sa mạc hay đất kết vón ở Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, thung lũng Tarim… người ta đã phát hiện nhiều ngôi mộ không được ướp xác mà vẫn còn lưu giữ gần như nguyên trạng sau hàng ngàn năm. Gần về địa lý với chúng ta nhất, vào thời Chiến Quốc, Tần Hán, tương đương tuổi những ngôi mộ được khảo cổ học Việt Nam phát hiện còn gần như nguyên vẹn ở Yên Bắc, Động Xá, Châu Can, tại Trường Sa (Hồ Nam, Trung Quốc) khảo cổ học thế giới cũng được biết đến ngôi mộ số 1 ở Mã Vương Đôi lưu táng thi hài bà hầu tước thời Tây Hán (TK 2 trước Công nguyên) với toàn bộ đồ ăn thức uống chôn theo vẫn còn “tươi” như đồ mới. Thậm chí, khi mổ tử thi, trong dạ dày vẫn còn một số hạt dưa mà chủ nhân vừa ăn trước khi chết vẫn chưa kịp tiêu. Nghe tin các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã thử ươm trồng với hy vọng các hạt này sẽ nảy mầm, nhưng không thành công. Tại Việt Nam, ngành khảo cổ học vi tư liệu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã từng phát hiện và đang lưu giữ những vật thể hữu cơ khô héo hay than hóa khai quật được trong các hang động Hòa Bình có tuổi đến 20 ngàn năm cách ngày nay, cũng như những hạt quả còn “tươi” trong các mộ thân cây khoét rỗng thời Đông Sơn (2300 – 2000 năm cách nay), thậm chí, cả những vùng da đầu còn hằn những mạch máu trên sọ người Động Xá cách nay 2100 năm… Những ngôi mộ hợp chất thường thấy từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, chôn theo nguyên tắc yếm khí, vẫn giữ gần như “tươi tắn”, thậm chí không co ngót xác người bên trong.

Kể ra như vậy để nói rằng loài người và lịch sử vật chất gắn với con người là một bộ phận của thiên nhiên. Vì thế, trong một số trường hợp nó cũng kỳ thú và tự nhiên như chính thiên nhiên vậy. Điều kỳ thú ở đây chính là sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa vật thể được bảo tồn và môi trường đã tạo ra những vỏ bọc bảo tồn nó. Ví dụ baò tử, phấn hoa của cây là những vật thể rất nhỏ và dẽ bị phá hủy. Nhưng hàng triệu triệu phấn hoa đã các đời đã được bọc bới một chất “keo” tự nhiên có trong nước, không khí hay đất ẩm. Chúng hoàn toàn có thể kết hợp với nhau để tạo ra các mầm sống mới. Và vì thế cuộc thiên di của các loài cây vượt đại dương có thể thực hiện phần lớn nhờ trôi dạt của sóng nước hay cuồng phong của bão tố, từ rất lâu và hoàn toàn tự nhiên, trước khi con người có thể mang chúng thiên di.

Khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hiện tượng khô nguyên trạng của xác một con cóc chết trên núi hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hòa Bình), chúng tôi nhận thấy không phải bất kỳ xác cóc nào cũng có thể chết khô nguyên trạng. Vì thế mới có chuyện “thối như cóc chết”. Chỉ những con cóc chết khi vừa ăn xong con mồi, mật đang tiết ra để giúp gan tiêu hóa, xác của chúng mới không bị các vi sinh vật khác phân hủy. Vi sinh không phải sống trong bất kỳ môi trường nào và “ăn” bất kể đối tượng nào. Có những môi trường khiến chúng không muốn lại gần và “không thèm” xâm nhập. Trường hợp xác cóc nói trên cũng giống một số trường hợp xác người ốm dùng nhiều kháng sinh không phải “mồi ngon” cho mọi vi sinh vật, dẫn đến khó bị phân hủy hoặc “kết”. Trong những trường hợp như vậy xác sinh vật nói chung chỉ bị mất nước chứ không bị phá hủy do vi sinh. Các môi trường băng tuyết, đầm lầy, sa mạc đã tạo ra lớp áo bao bọc vật thể nhờ nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, sự yếm khí, hay sự thiếu độ ẩm cần thiết cho vi sinh tồn tại. Bản chất vấn đề chính là ở chỗ rằng “tôi” có phải là đối tượng thích hợp để vi sinh xâm nhập hay không ?

Tại Đan Mạch phát hiện những khu mộ thân cây khoét rỗng thời đại đồng thau. Do môi trường khô và đất kết tủa, quan tài và xác người cũng như quần áo và mọi đồ tùy táng hữu cơ bên trong vẫn hầu như nguyên vẹn sau gần ba ngàn năm tồn tại mà không hề có hiện tượng ướp xác. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã từng phục dựng và nghiên cứu môi trường đất kết tủa đã giúp giữ nguyên trạng thi hài, vải vóc… của các mộ thân cây khoét rỗng thời đại đồng thau ở nước này. Thay cho xác người, họ dùng xác một con chó và quan tài chôn trong môi trường đất kết đó có vách kính để quan sát quá trình phân hủy của xác con vật chon bên trong. Kết quả đã giúp giải thích tình trạng bảo tồn lâu dài và nguyên trạng các xác chết trong khu mộ thời đại đồng thau đó. Một thí nghiệm khác của chúng tôi tiến hành ở khu mộ táng thân cây khoét rỗng thời Đông Sơn thuộc xã Phú Lương (gần Hà Đông hiện nay). Để kiểm nghiệm hiện tượng quan tài và tùy táng hữu cơ ở tầng dưới còn nguyên mà ở tầng trên đó 30 cm lại tiêu tan hết, chúng tôi đã phân tích địa hóa. Sau khi nhận ra sự khác biệt của độ pH và hàm lượng SO3 giữa các độ sâu, chúng tôi cắm một cây tre xuyên qua các tầng đó. Sau hai năm kiểm tra lại thì chỉ có phần dưới, tức đoạn tre nằm trong tầng sét xám “sú vẹt” (pH thấp, SO3 cao) còn tươi xanh, trong khi đó ở phần trên đã mủn gần hết. Như vậy vi sinh trong đất đã chỉ ăn phần tre ở đoạn trên, tức ở tầng phù hợp với môi trường của chúng mà thôi. Đó cũng là điều lý giải tại sao cây con khó phát triển ở môi trường đất sú vẹt : xác thực vật phân hủy đã sinh khí metal bị tích lại trong điều kiện sét ngập nước, tạo hiện tượng mà chúng ta vẫn gọi chung là “yếm khí”.

Trở lại câu chuyện những hạt thóc Thành Dền.

Theo tôi có một số việc thuần túy khảo cổ học có thể làm ngay được. Đó là :

1- Lấy toàn bộ mẫu đất nơi chứa các hạt thóc cổ để bảo quản và phân tích thành phần địa hóa. Khả năng đất nhiễm mặn ở tầng dưới thuộc văn hóa Đồng Đậu là rất cao, do ảnh hưởng của một đợt biển tiến ngắn, cục bộ mang tên thời điểm Đan Nê (3200 – 3000 năm cách ngày nay). Hệ quả là ở rất nhiều di tích, xương răng động vật, tàn tích thực vật ở tầng có niên đại này trong hai đồng bằng sông Hồng và sông Mã, thậm chí cả sông Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông , đều được bảo tồn tương đối tốt.

2- Những tầng đất nhiễm mặn hay chịu ảnh hưởng của xác chết thực vật có khả năng bảo tồn nguyên trạng hình hài một số vật liệu hữu cơ. Như đã nói, ở môi trường tương tự, chúng tôi đã khai quật được nguyên trạng những quả có vỏ mềm như cam quýt hay vỏ mỏng như quả cà ná. Tuy nhiên, chưa trường hợp nào còn giữ nguyên được phần tinh bột và phần mầm cây như trường hợp ở Thành Dền. Vì thế cần chụp SEM và X quang hay Rơn Ghen để kiểm tra và tách ra sớm những hạt thóc khai quật được vẫn còn phần tinh bột và những hạt chỉ còn vỏ trấu. Cấu trúc vỏ trấu của loài lúa Oriza được xem là một trong những cấu trúc bền vững vào loại nhất trong giới hòa thảo, vì vậy có khả năng nếu được một loại “keo đất” đặc biệt bao bọc, phần tinh bột và phần mầm của những hạt lúa đó có thể tự bảo tồn nguyên trạng. Đương nhiên, chỉ những hạt còn mầm và tinh bột mới có thể nảy mầm. Cần quan sát cả những hạt trấu chưa mở để kết luận lúa bị “lép” hay phần tinh bột đã bị tiêu hủy.

3- Việc làm niên đại AMS cần lưu ý lấy mẫu. Các mảnh trấu của các hạt đã nảy mầm đã nằm trong chu trình hấp thụ carbon phóng xạ mới, bản chất của sự sống từ khi lúa vận động nảy mầm. Tất nhiên ở mức độ thấp và không đáng kể. Nhưng cần lưu ý sai số có thể đó. Theo tôi nên chọn mẫu từ những hạt lúa vẫn còn lõi tinh bột tách ra nhờ kết quả chụp X-Quang hay quét SEM, trước khi ngâm cho nảy mầm. Để ngăn chặn nảy mầm, có thể bảo quản trong tủ đá làm đông lạnh. Các quá trình đông lạnh, chụp X-Quang, SEM đều không ảnh hưởng đến hàm lượng C14.

4- Những con kiến hoặc mối có thể tha về kho dự trữ thức ăn của chúng những hạt lúa tương tự mà không dễ tìm ra đường đi của chúng. Những nghiên cứu kiểm chứng của chúng tôi ở hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hòa Bình) cho thấy những hạt lúa “mới”, thậm chí đầu lọc thuốc lá đã được một số loài côn trùng nào đó (ví dụ bọ dừa, bọ hung, kiến, mối, chuột…) đưa xuống độ sâu -2m mà không làm sáo trộn tầng văn hóa. Tất nhiên, không phải vì thế mà dễ dàng loại bỏ mọi tàn tích hữu cơ khai quật được trong tầng văn hóa không bị sáo trộn. Nhiệm vụ của nhà khảo cổ vi tư liệu là phải phân tích từng trường hợp cụ thể để không bị bỏ sót những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, bất ngờ, mà sự nảy mầm của những hạt lúa Thành Dền là một trường hợp cụ thể.

5- Các nhà nông học hiện đại có hiểu biết rất tốt về nông sinh học lúa nói chung. Nhưng đầu những năm 1980, khi tôi cùng nghiên cứu lúa cổ với hai nhà nông sinh học là Đào Thế Tuấn và Nguyễn Xuân Hiển mới nhận ra tiếp cận lúa khảo cổ khác nhiều với lúa hiện đại. Ví dụ, độ co của lúa khảo cổ trong tình trạng héo khô và cháy thành than khác nhiều so với lúa thường. Các mẫu vỏ trấu của lúa cổ (tình trạng nốt sần, lông gai phóng đại) trong tiến hóa từ lúa hoang dại sang lúa trồng cũng ít được các nhà nông học hiện đại chú ý. Nhất là khả năng định dạng phytolith (một dạng thạch thảo của lúa)để nhận biết dạng cổ xưa và hiện đại thì tôi tin chắc các nhà lúa học Việt Nam còn khá mơ hồ. Vì vậy, các bạn khảo cổ thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội nên trao đổi với các nhà nghiên cứu lúa học ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã từng nghiên cứu các sưu tập lúa khảo cổ học sớm ở châu Á (tôi có địa chỉ các chuyên gia đó và bản thân chúng tôi cũng có những tiêu bản so sánh vỏ trấu và phytolith cổ của một số loài Oriza khảo cổ khai quật được). Các mẫu niên đại AMS vẫn có thể có thảo luận, không phải vì vấn đề máy móc mà chính là vấn đề mẫu vật. Sẽ càng thuyết phục hơn khi so sánh cấu trúc hình thái, bề mặt vỏ trấu, Phytolith với các sưu tập lúa khảo cổ khác đồng đại trong khu vực. Chúng ta nên gửi những mẫu đó đến các chuyên gia như vậy nữa.

Những ý kiến ở trên không nhằm bình luận độ tin cậy hay không của những phát hiện các hạt lúa cổ đã nảy mầm khai quật được ở Thành Dền mà chỉ nêu một số gợi ý nghiên cứu sâu hơn nhằm làm rõ vấn đề, với tư cách một người làm công tác khảo cổ và đã khai quật, sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu các mẫu lúa cổ từ 30 năm nay. Chúng ta đang đứng trước một cơ hội có thể may mắn tạo ra một cơn địa chấn trong khảo cổ học và sinh học nói chung trên toàn thế giới, vì vậy càng rất cần nâng niu, động viên và thận trọng.

 

 

OTHERS NEWS



[7/8/2014] Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền biển Đông

[7/8/2014] Điều tra khảo sát di sản biển Quảng Ninh bước 1 - Báo cáo sơ bộ (1-10/6/2014)

[7/8/2014] Họ Lý trong mộ gạch đầu công nguyên ở Yên Hưng (Quảng Ninh)

[5/13/2014] Khảo cổ học tàu đắm cổ ở Bình Châu (Quảng Ngãi)

[6/10/2013] Tau dam

[2/13/2013] Viet cho Xuan Quy Ty

[2/12/2013] Chung cu Khao co hoc ve Banh chung Lang Lieu

[7/2/2012] Tiếp tục phát hiện dấu mòn lối đi cổ 21 ngàn năm tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[6/18/2012] Die Bronzefiguren von Negritos in archäologischer Funstelle von Dong-Son (Thanh Hoa, Vietnam) und in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam) gefunden

[6/17/2012] Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú"

[6/17/2012] Tượng những người da đen lạ phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa)

[6/17/2012] The Bronze Figures of Negritos found in archaeological site of Dong Son (Thanh Hoa, Vietnam) and in Sa Thay (Kon Tum, Vietnam)

[6/17/2012] Mai An Tiem

[5/30/2012] Thap đồng Đông Sơn liên quan đến Triệu Đà

[4/17/2012] Bình đồng có minh văn trong mộ gạch thời Hán ở Nghi Vệ (Bắc Ninh)

[8/23/2011] Minh văn trên trống đồng Đông Sơn khai quật được ở Cổ Loa

[8/18/2011] Phát hiện dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng trống Đông Sơn

[5/26/2010] Khảo cổ Hoàng Thành đường Văn Cao

[1/11/2010] Tượng đồng Trần Hưng Đạo

[1/11/2010] Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn

[1/11/2010] Đền Chèm và tục thờ thần khổng lồ

[3/15/2009] Người văn hoá Hoà Bình ở Xóm Trại đeo trang sức vòng cổ. Hoabinhian necklace

[1/20/2009] Lại phát hiện thêm một viên đá có hình khắc ở Xóm Trại (Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình)

[1/7/2009] Một số tác phẩm mỹ thuật thời đại đá cũ mới phát hiện ở hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình)

[10/27/2008] Phát hiện đường đi và mộ táng văn hoá Hoà Bình tại hang Xóm Trại (Lạc Sơn, Hoà Bình)

[10/1/2008] Những phát hiện mới trong phạm vi bãi cọc Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)

Top  |   Print |   Email


 

Web Design by thietkeviet.com - © Copyright 2008 - 2024 by Dr. Nguyen Viet. All rights reserved.